Các dân tộc thiểu số đang chiếm 70% của nhóm đối tượng khó khăn. Dưới đây là những khó khăn chính đồng bào dân tộc thiểu số đang gặp phải.
Các dân tộc thiểu số khó khăn vì cách trở về địa lý
Hầu hết các dân tộc thiểu số tại Việt Nam phân bố ở vùng sâu vùng xa như Tây Nguyên, miền núi phía Bắc.
Đây là những vùng dân cư thưa thớt, kinh tế phần lớn là nông nghiệp thô sơ, giao thông đi lại chưa phát triển. Khó khăn này khiến các dân tộc thiểu số gặp trở ngại trong việc người dân tiếp cận với cơ sở hạ tầng như mạng lưới điện quốc gia, nước sạch… hay dịch vụ công như y tế, trường học…
Khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ khiến các dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn hơn
Mỗi dân tộc có một nền văn hoá và ngôn ngữ riêng. Đây là nét đặc trưng nhưng cũng là khó khăn lớn khiến các dân tộc thiểu số khó hội nhập, trao đổi kinh nghiệm và giao lưu kinh tế. Ngoài ra, những hủ tục như di canh di cư, tảo hôn, mời thầy cúng khi đau ốm… cũng góp phần đẩy đời sống của bà con vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói và bệnh tật.
Đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn trong việc nâng cao dân trí
Do đời sống đói nghèo, đường đến trường xa xôi, nhiều trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số phải bỏ học từ sớm. Không biết chữ, tương lai của các em chỉ có thể bám trụ vào nương rẫy hoặc làm thuê làm mướn. Đối với các em nữ, các em còn phải đối diện với nạn tảo hôn hay phong tục cướp vợ. Ngoài ra, trình độ văn hoá thấp cũng khiến việc kiểm soát dân số ở đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn.
Đồng bào dân tộc thiểu số dễ tổn thương trước thiên tai, dịch bệnh
Thiếu thốn về mọi mặt, đồng bào dân tộc thiểu số là đối tượng khó khăn nhất trước biến đổi khí hậu, bão lũ, dịch bệnh... Họ không có đủ điều kiện hạ tầng, y tế để ứng phó với thảm họa. Họ cũng gặp nhiều trở ngại để khôi phục lại đời sống khi thảm họa đã qua đi.
Nhiều năm qua, chính phủ đã có nhiều chính sách để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số vượt qua khó khăn như xoá đói giảm nghèo, xoá nạn mù chữ, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân. Qua 2 dự án “Giếng sạch trao buôn” và “Gùi nước về làng” , quỹ ASIF cũng đang nỗ lực để giúp đồng bào hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai có nguồn nước chất lượng hơn trong sinh hoạt. Hy vọng rằng một trang mới sẽ sớm mở ra mang đến cho đồng bào một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Theo dõi để tìm hiểu về các dự án và hoạt động của chúng tôi:
Facebook: https://www.facebook.com/ASIF.NPO
Website: https://www.asif.foundation/
Liên hệ đồng hành cùng chúng tôi qua Email: contact@asif.foundation
Comments