top of page

Chữa “khát” Tây Nguyên bằng tình thương mát lành

Là thượng nguồn của nhiều sông lớn như sông Đồng Nai, sông Xê xan; vùng đất Tây Nguyên sở hữu hệ thống sông ngòi phong phú với lượng nước mặt lên đến 50 tỉ m3/năm. Thế nhưng, thực trạng là bà con Tây Nguyên vẫn cực kỳ “khát” nước sạch vào mùa khô, nhất là vào những năm gần đây khi biến đổi khí hậu khiến những ngày hạn hán ở vùng núi càng kéo dài.


nuoc-sach-cho-tay-nguyen
Những con suối nhỏ này là nguồn nước chủ yếu của bà con Tây Nguyên mùa khô

Lượng nước mặt của Tây Nguyên tuy lớn nhưng đến 80% lại tập trung chủ yếu vào mùa mưa lũ. Còn từ tháng 11 đến tháng 4, biến đổi khí hậu và thời tiết ngày càng bất thường khiến mùa khô thêm khắc nghiệt.


Bên cạnh đó, chỉ trong năm 2019 Tây Nguyên đã thiệt hại đến 15,700 hecta rừng, diện tích phủ xanh giảm mạnh khiến nhiệt độ cao từ sườn núi đổ xuống những khu vực thấp gây khô cằn, mất nước diện rộng. Người dân phải lặn lội rất xa, tìm những nguồn nước còn tồn đọng để mang về sử dụng.

nuoc-sach-cho-tay-nguyen-2
Dù mùa khô nắng cháy và đường đá lởm chởm, bà con vẫn phải đi gùi xa để có nước dùng

nuoc-sach-cho-tay-nguyen3
Để có đủ nước, một số cụ già cũng phải tham gia đi gùi

Theo bà Nguyễn Thúy Nga - tình nguyện viên nhóm “Đem nước sạch về buôn” tại địa phương, hầu hết nguồn nước ở Tây Nguyên đều bị ô nhiễm từ hoạt động trồng trọt và các nhà máy. Bệnh cùi thường gặp ở bà con tại Gia Lai là hậu quả từ việc thường xuyên dùng những nguồn nước bẩn này. Thế nhưng, vì các hộ dân còn khó khăn chưa thể tự khoan giếng, các bồn chứa công cộng phải gồng gánh nhiều nơi cùng lúc nên chỉ sau 2 tháng đầu mùa khô là đã cạn kiệt, bà con nơi đây thật sự không còn lựa chọn khác để có nước sinh hoạt.

nuoc-sach-cho-tay-nguyen-4
Những nguồn nước còn lại vào mùa khô hầu hết đều đã ô nhiễm…

nuoc-sach-cho-tay-nguyen-6
…và có nguy cơ dẫn đến nhiều loại bệnh nếu thường xuyên sử dụng

Chia sẻ những khó khăn đó ở Tây Nguyên, ASIF đã khởi xướng dự án Giếng Sạch Trao Buôn, kéo dài từ 2020 - 2025 với mục tiêu khoan từ 80 - 100 giếng mỗi năm, mang lại nước sạch cho 375,000 người dân ở khu vực. Đến cuối tháng 12/2020, đã có 15 giếng nước được cộng đồng và quỹ ASIF tài trợ khoan mới, giúp hơn 15,000 người dân Tây Nguyên có nước sạch dùng.

Tại làng Đăk Rê 1 (xã Đăk Rê 1, huyện Đăk Na), người dân thường phải đi bộ tận suối nằm cách làng khoảng 2 km để gùi nước. Từ khi có giếng nước số 4 của dự án khoan tại đây, bà con vừa có nước sạch dùng mà không phải mất thời gian lặn lội. Vị trí của giếng lại nằm trên suối, gần làng, dễ dàng cho bà con đến lấy ngay cả trong mùa lũ dâng.

nuoc-sach-cho-tay-nguyen7
Giếng nước số 4 được ASIF khoan tại làng Đăk Rê 1, xã Đăk Rê 1, huyện Đăk Na

Còn tại làng Đăk Manh (xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô), một đường ống dẫn nước được lắp đặt từ chiếc giếng số 2 để đưa nước về giáo xứ làng Đăk Manh, người dân đến sinh hoạt có thể đồng thời mang bình chứa lấy nước về rất thuận tiện, nhất là phụ nữ có con và người già không sẽ phải đi xa mới đến nguồn nước. Giếng nước mới này cũng đảm bảo các mầm bệnh không có cơ hội lây lan, củng cố sức khỏe của người dân.

nuoc-sach-cho-tay-nguyen8
Nguồn nước sạch từ giếng số 2 tại giáo xứ làng Đăk Manh

Những tác động tích cực của giếng đến nhiều mặt đời sống người dân đã cho thấy sự hiệu quả của dự án. Giếng Sạch Trao Buôn hướng đến khoan tặng tổng cộng 500 giếng cho bà con Tây Nguyên, giúp họ có nước sạch dùng trong ít nhất 3 năm tới. Mỗi khi bạn góp được 1 giếng, ASIF sẽ chung tay góp thêm một giếng, nhân đôi lợi ích cho bà con vùng cao. Cơn “khát” của Tây Nguyên vẫn rực cháy, ASIF mong nhận được nhiều sự đóng góp để cùng tưới mát cho người dân nơi đây!


Tìm hiểu thêm dự án:






Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentários


bottom of page